Các tiêu chuẩn ngành dệt may trong nước và quốc tế

Các tiêu chuẩn ngành dệt may trong nước và quốc tế

XƯỞNG DỆT BO TRƯƠNG GIA - Bo polo, bo áo khoác PE, POLY, TC, COTTON 100%

XƯỞNG DỆT BO TRƯƠNG GIA - Bo polo, bo áo khoác PE, POLY, TC, COTTON 100%

XƯỞNG DỆT BO TRƯƠNG GIA - Bo polo, bo áo khoác PE, POLY, TC, COTTON 100%
XƯỞNG DỆT BO TRƯƠNG GIA - Bo polo, bo áo khoác PE, POLY, TC, COTTON 100%
Menu
5 Phương châm hoạt động
Các tiêu chuẩn ngành dệt may trong nước và quốc tế

 

Ngành dệt may Việt Nam nói riêng và các quốc gia sản xuất, xuất khẩu dệt may nói chung cần tuân thủ một số tiêu chuẩn. Đây cũng chính là cơ sở để đánh giá chất lượng các sản phẩm. Nếu doanh nghiệp đáp ứng tốt các tiêu chuẩn ngành dệt may sẽ hỗ trợ lớn trong việc gia tăng độ uy tín. Không những vậy, đây còn là lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

Tổng hợp các tiêu chuẩn trong ngành dệt may hiện nay.

Sau đây là tổng hợp 13 tiêu chuẩn quan trọng và phổ biến, được áp dụng trong ngành dệt may. Đây được xem là quy chuẩn để đánh giá các thương hiệu và sản phẩm chất lượng, uy tín.

 

Tiêu chuẩn ISO trong ngành may mặc 

Một trong những tiêu chuẩn quan trọng nhất mà bạn nên biết là tiêu chuẩn ISO (International Organization for Standardization). ISO là tiêu chuẩn đánh giá được tổ chức quốc tế thiết lập với mong muốn nâng cao năng lực và giá trị của các doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực.

Tiêu chuẩn ISO trong ngành may mặc mang tầm quốc tế, bao gồm:

  • ISO 14001: Tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý môi trường, áp dụng cho mọi doanh nghiệp lớn nhỏ.

  • ISO 5001: Tiêu chuẩn giúp các doanh nghiệp cải thiện an toàn lao động trong chuỗi cung ứng may mặc hiệu quả.

  • ISO 9001: Tiêu chuẩn quản lý chất lượng phổ biến nhất hiện nay, giúp các doanh nghiệp dệt may giải quyết vấn đề năng suất lao động một cách hiệu quả.

 

Tiêu chuẩn Bluesign

Đây là tiêu chuẩn được xây dựng bởi các cơ quan chuyên nghiên cứu về công nghệ bảo vệ môi trường và người tiêu dùng. Bluesign đóng vai trò quan trọng và được đánh giá cao trong ngành dệt may.

Trong quy trình sản xuất dệt may, nó đóng vai trò đánh giá tính bền vững của môi trường làm việc và các chỉ số an toàn cho người tiêu dùng. Tiêu chí này sẽ được áp dụng xuyên suốt đường đi của hàng dệt may từ nguyên liệu đầu vào đến thành phẩm.

 

 

Tiêu chuẩn ZDHC

ZDHC (Zero Discharge Hazardous Chemical) là một trong những tiêu chuẩn ngành dệt may quan trọng, được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Tiêu chuẩn này được xác lập với mục tiêu không xả thải hóa chất độc hại trong chuỗi giá trị dệt may. Từ đó, cải thiện môi trường và phúc lợi cho người dân.

 

Tiêu chuẩn Oeko-Tex

Tiêu chuẩn Oeko-tex được thiết lập năm 1992 nhằm giảm thiểu lượng hóa chất độc hại có trong các mặt hàng dệt may. Được quản lý và kiểm định bởi tổ chức Hohenstein của Đức và được công nhận đồng nhất trên khắp thế giới. Đây là tiêu chuẩn đại diện cho sự tin tưởng của khách hàng vào độ an toàn sản phẩm tại các cơ sở dệt may uy tín.

 

Tiêu chuẩn RCS

Tiêu chuẩn RCS (Recycled Claim Standard) được phát triển dựa trên việc truy xuất nguồn gốc của các nguyên liệu thô. Nhờ đó, nhà phân phối và người sử dụng có thể đánh giá được mức độ tái chế của các nguyên liệu có trong sản phẩm.

Người tiêu dùng cần quan tâm đến tiêu chuẩn này vì nó sẽ cho thấy được tính minh bạch của doanh nghiệp về thành phần sản xuất. Hơn thế nữa, đây là quy chuẩn để đánh giá mức độ bảo vệ môi trường của doanh nghiệp dệt may.

 

Tiêu chuẩn GRS

GRS (Global Recycle Standard) là tiêu chuẩn ngành dệt may toàn cầu đánh giá về mức độ tái chế của các thành phần có trong sản phẩm. Tiêu chuẩn GRS đánh giá dựa trên nguyên tắc tự nguyện và đầy đủ.

Để đạt được tiêu chí này, mỗi doanh nghiệp bắt buộc phải có sự chứng nhận của bên thứ ba về thành phần tái chế, chuỗi đường đi sản phẩm, hoạt động xã hội, môi trường và hạn chế về chất hóa học.

GRS được nhiều doanh nghiệp dệt may áp dụng với mong muốn xác minh thành phần tái chế của sản phẩm một cách minh bạch và rõ ràng.

 

Tiêu chuẩn RDS

Tiêu chuẩn RDS (Responsible Down Standard) được biết đến là tiêu chuẩn ngành dệt may về lông vũ trách nhiệm xã hội, áp dụng trên toàn cầu. Dù đây không phải là một tiêu chuẩn bắt buộc nhưng vẫn được áp dụng phổ biến.

Tiêu chuẩn này bảo vệ quyền lợi của động vật khi sử dụng lông vũ của chúng. Từ đó, giúp truy xuất nguồn gốc của lông vũ được sử dụng.

 

Tiêu chuẩn RWS

Tiêu chuẩn ngành dệt may RWS (Responsible Wool Standard) được áp dụng trên toàn cầu nhằm giải quyết phúc lợi cho cừu được chăn thả. Ngoài ra, đây còn là một phương tiện để các nhãn hiệu và người tiêu dùng có thể tin tưởng. Và chắc chắn rằng các sản phẩm dệt may đó được làm từ nguồn len đáng tin cậy.

 

Tiêu chuẩn OCS

Tiêu chuẩn ngành dệt may OCS (Organic Content Standard) được nhiều doanh nghiệp dệt may quan tâm. Đây là tiêu chuẩn đánh giá dựa trên việc theo dõi đường đi từ nguyên liệu thô cho đến thành phẩm.

Từ những chỉ số phân tích sẽ đánh giá và xác minh lượng nguyên liệu hữu cơ có trong thành phẩm. Ngoài ngành dệt may, tiêu chuẩn này còn được áp dụng cho tất cả các sản phẩm không phải thực phẩm có chứa 95 đến 100% nguyên liệu nguồn gốc hữu cơ.

 

Tiêu chuẩn FSC

FSC (Forest Stewardship Council) là hệ thống các tiêu chuẩn ngành dệt may về chứng nhận nguồn gốc cho các nhà khai thác gỗ được hình thành bởi một tổ chức phi chính phủ. Đây là tiêu chuẩn đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo sự bền vững của hệ thống quản lý rừng.

Chất liệu gỗ được ứng dụng khá phổ biến để sản xuất các loại nguyên phụ liệu trong ngành dệt may. Vì vậy, đây cũng là một trong những bộ tiêu chuẩn mà doanh nghiệp hoạt động sản xuất dệt, may cần quan tâm.

 

Tiêu chuẩn BSCI

Tiêu chuẩn BSCI (Business Social Compliance Initiative) là bộ tiêu chuẩn đánh giá mức độ tuân thủ trách nhiệm xã hội trong kinh doanh. Tiêu chuẩn này được áp dụng cho các doanh nghiệp dệt may, giúp xây dựng một môi trường làm việc lành mạnh, đảm bảo an toàn cho người lao động.

 

Tiêu chuẩn SMETA

Tiêu chuẩn quốc tế SMETA (Sedex Members Ethical Trade Audit) dùng để đánh giá về mức độ thực hành đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội. Đây còn là phương pháp để đánh giá và báo cáo về thực hành đạo đức và trách nhiệm xã hội được công nhận trên toàn thế giới.

 

Tiêu chuẩn GOTS

GOTS (Global Organic Textile Standard) là tiêu chuẩn dệt may hữu cơ toàn cầu, một trong số các tiêu chuẩn ngành dệt may mà các doanh nghiệp đang áp dụng. Tiêu chuẩn này được ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới với tính khả thi cao và được hỗ trợ bởi sự gia tăng tiêu thụ sợi hữu cơ.

 

Tin tức khác

Tin tức mới
9 loại vải thân thiện với môi trường

9 loại vải thân thiện với môi trường

Trong bối cảnh phong trào sống xanh ngày càng mở rộng, chất liệu quần áo thân thiện môi trường đã ngày càng trở nên quen thuộc với cả công chúng và giới thời trang. Sự phát triển tích cực này biểu thị rằng xã hội đang có trách nhiệm lớn hơn đối với những hành động của mình đối với Mẹ Thiên nhiên. Mọi thay đổi tích cực trong mọi hoạt động sống sẽ giúp Trái đất giảm bớt ô nhiễm. Bạn đã sẵn sàng lựa chọn loại vải bền vững cho thiết kế của mình chưa? Nếu bạn thấy mình vẫn chưa quyết định hoặc thiếu thông tin đầy đủ để đưa ra quyết định, hãy đọc bài viết này từ Xuongdetbo.com nhé
Đọc thêm
FOB là gì? Những điều cần biết về FOB trong xuất nhập khẩu nói chung và may mặc nói riêng

FOB là gì? Những điều cần biết về FOB trong xuất nhập khẩu nói chung và may mặc nói riêng

Hiện nay, việc mua bán, trao đổi hàng hóa giữa các nước diễn ra rất phổ biến. Trên thế giới đã có những bộ luật hay chính sách, áp dụng cho việc mua bán này, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cả người xuất nhập khẩu và những cán bộ giám sát. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu 1 cách đầy đủ về những điều khoản này và cách thức sử dụng chúng cho đúng và hiệu quả.
Đọc thêm
Các tiêu chuẩn ngành dệt may trong nước và quốc tế

Các tiêu chuẩn ngành dệt may trong nước và quốc tế

Ngành dệt may Việt Nam nói riêng và các quốc gia sản xuất, xuất khẩu dệt may nói chung cần tuân thủ một số tiêu chuẩn. Đây cũng chính là cơ sở để đánh giá chất lượng các sản phẩm. Nếu doanh nghiệp đáp ứng tốt các tiêu chuẩn ngành dệt may sẽ hỗ trợ lớn trong việc gia tăng độ uy tín. Không những vậy, đây còn là lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Đọc thêm
Quy định Ghi nhãn dệt may Mỹ, Anh, Canada và Đức.

Quy định Ghi nhãn dệt may Mỹ, Anh, Canada và Đức.

Ghi nhãn chính xác là một trong những yêu cầu pháp lý cơ bản để tiếp thị các sản phẩm dệt may. Các quy định ghi nhãn dệt may khác nhau tùy theo luật pháp quốc gia, nguồn gốc, chất, khách hàng, tiêu chuẩn và người dùng. Vậy nhãn mác quần áo có thực sự cần thiết và mỗi quốc gia có yêu cầu gì về nó không? Hãy cùng Xuongdetbo.com tìm câu trả lời qua bài viết này nhé!
Đọc thêm
Hướng dẫn chọn chất liệu may đồng phục.

Hướng dẫn chọn chất liệu may đồng phục.

Chất liệu vải may đồng phục đang là một vấn đề được mọi người tìm hiểu ngày càng một kĩ lưỡng hơn. Một sản phẩm được tạo ra với sự chuẩn bị chu đáo nhất, bao giờ cũng nhận được sự tin tưởng và sự hài lòng từ phía người tiêu dùng. Vì thế hôm nay Xuongdetbo.com sẽ hướng dẫn chọn chất liệu vải may đồng phục, hy vọng mọi người có thể tham khảo qua những thông tin dưới đây.
Đọc thêm
Ứng phó với quy định mới tại EU: Doanh nghiệp dệt may lưu ý gì?

Ứng phó với quy định mới tại EU: Doanh nghiệp dệt may lưu ý gì?

EU là thị trường xuất khẩu truyền thống, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành. Tuy nhiên, ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam - lo lắng, tăng trưởng xanh, bền vững đang được EU đẩy mạnh thực hiện thông qua triển khai các đạo luật, như: Đạo luật tra soát chuỗi cung ứng của Đức, chỉ thị tra soát chuỗi cung ứng của EU... là thách thức lớn với doanh nghiệp dệt may trong nước. “Đáng lo, doanh nghiệp đang rất thiếu thông tin về cách thức triển khai các đạo luật này”, ông Cẩm cho hay.
Đọc thêm
Ấn tượng áo dài Việt Nam tại triển lãm dệt may ASEAN

Ấn tượng áo dài Việt Nam tại triển lãm dệt may ASEAN

Đại sứ quán các nước ASEAN và Timor Leste đã phối hợp với Đại học Công nghệ Brunei (UTB) và Mạng lưới thanh niên ASEAN Brunei (AYAN Brunei) tổ chức Triển lãm Dệt may ASEAN.
Đọc thêm
Xáo trộn ở Bangladesh và phản ứng của dệt may Việt Nam ra sao?

Xáo trộn ở Bangladesh và phản ứng của dệt may Việt Nam ra sao?

Nhiều chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp dệt may Việt Nam khó tăng đơn hàng từ việc Bangladesh gặp khó. Lý do là Bangladesh phần lớn gia công cho các nhãn hàng ở phân khúc trung bình – thấp, cạnh tranh bằng chi phí lao động giá rẻ còn Việt Nam đang phát triển ở phân khúc cao hơn. Dẫu vậy bối cảnh này cũng là cơ hội cho dệt may Việt Nam khẳng định vị thế thu hút vốn đầu tư trong thời gian tới.
Đọc thêm
Đơn hàng dệt may từ nay đến cuối năm sẽ tăng

Đơn hàng dệt may từ nay đến cuối năm sẽ tăng

Bất ổn chính trị ở Bangladesh khiến khách hàng cân nhắc chuyển đơn đặt hàng dệt may sang các quốc gia khác; trong đó, có Việt Nam. Tuy nhiên, theo Viatas đơn hàng có về Việt Nam nhưng không nhiều.
Đọc thêm
Dệt may Việt Nam có bao nhiêu thị trường xuất khẩu tỷ USD?

Dệt may Việt Nam có bao nhiêu thị trường xuất khẩu tỷ USD?

Với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, dự kiến, đến cuối năm 2024, dệt may Việt Nam có 7 thị trường đạt kim ngạch xuất khẩu tỷ USD.
Đọc thêm
Cần có những giải pháp đột phá để nâng cấp chuỗi giá trị ngành dệt may – da giày

Cần có những giải pháp đột phá để nâng cấp chuỗi giá trị ngành dệt may – da giày

Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 ban hành theo Quyết định số 879/QĐ-TTg ngày 9/6/2014 đã xác định dệt may – da giày là hai trong số 7 ngành công nghiệp ưu tiên của Việt Nam.
Đọc thêm
Zalo
1
Bạn cần hỗ trợ?
backtop