Dệt may Việt Nam có bao nhiêu thị trường xuất khẩu tỷ USD?

Dệt may Việt Nam có bao nhiêu thị trường xuất khẩu tỷ USD?

XƯỞNG DỆT BO TRƯƠNG GIA - Bo polo, bo áo khoác PE, POLY, TC, COTTON 100%

XƯỞNG DỆT BO TRƯƠNG GIA - Bo polo, bo áo khoác PE, POLY, TC, COTTON 100%

XƯỞNG DỆT BO TRƯƠNG GIA - Bo polo, bo áo khoác PE, POLY, TC, COTTON 100%
XƯỞNG DỆT BO TRƯƠNG GIA - Bo polo, bo áo khoác PE, POLY, TC, COTTON 100%
Menu
5 Phương châm hoạt động
Dệt may Việt Nam có bao nhiêu thị trường xuất khẩu tỷ USD?

Với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, dự kiến, đến cuối năm 2024, dệt may Việt Nam có 7 thị trường đạt kim ngạch xuất khẩu tỷ USD.

Theo số liệu từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may 7 tháng năm 2024 ước đạt 23,64 tỷ USD, tăng 4,58% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, xuất khẩu hàng may mặc đạt hơn 18,4 tỷ USD tăng 3,97%, xuất khẩu xơ sợi đạt 2,54 tỷ USD tăng 3,71%, xuất khẩu vải đạt 1,47 tỷ USD tăng 7,08%... Tổng kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may 7 tháng ước đạt 14,22 tỷ USD, tăng 14,85% so cùng kỳ năm 2023.

Dự báo, xuất nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam sẽ tiếp tục khả quan, bởi theo yếu tố chu kỳ, nhu cầu hàng hóa thường tăng mạnh vào những tháng cuối năm. Các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc đều tăng, riêng châu  u đạt tốc độ tăng trưởng thấp nhất, chỉ 0,8%.
Nhận định về các thị trường xuất khẩu của dệt may Việt Nam, ông Lê Tiến Trường - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam - cho rằng, nửa đầu năm 2024, 5 thị trường xuất khẩu chính của ngành đều ghi nhận tăng trưởng so với cùng kỳ: Thị trường Mỹ đạt 7,4 tỷ USD (tăng 3,1%), châu  u đạt 2 tỷ USD (tăng 0,8%), Nhật Bản đạt 1,97 tỷ USD (tăng 4,9%), Hàn Quốc đạt 1,65 tỷ USD (tăng 2,6%), Trung Quốc đạt 1,68 tỷ USD (tăng 4,6%).

Bên cạnh đó, còn có một thị trường mới đạt kim ngạch xuất khẩu 1,5 tỷ USD sau 6 tháng, đó là ASEAN. Cuối năm nay, có khả năng thị trường Canada cũng đạt 1 tỷ USD, bởi 6 tháng đã đạt 580 triệu USD. “Đến cuối năm, nhiều khả năng Việt Nam có 7 thị trường xuất khẩu có kim ngạch đạt trên 1 tỷ USD, trong đó, thị trường Mỹ vẫn phấn đấu đạt 15 - 16 tỷ USD trong năm nay”, ông Lê Tiến Trường nhận định.

Cũng theo đại diện Tập đoàn Dệt may Việt Nam, đến tháng 7/2024, cùng với tình hình đơn hàng khá tích cực, Việt Nam là nước duy nhất trong 4 quốc gia xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới có thị phần tăng trưởng ở các quốc gia. Trong đó tại Mỹ tăng từ 17,6% lên 18,3%, bằng với Trung Quốc; Bangladesh giảm gần 1%, chỉ còn 9,8% thị phần; Ấn Độ đi ngang với 7% thị phần. Thị trường châu  u tuy nhập khẩu dệt may giảm khoảng 5,5% nhưng xuất khẩu dệt may của Việt Nam vẫn giữ được thị phần tại khối này với khoảng 4,4%.

“Đến nay, đơn hàng tháng 8 cũng khả quan, dự kiến sẽ tốt hơn tháng 7. Tháng 9 là tháng giao mùa, có thể giảm hơn một chút. Đến tháng 10,11,12 đơn hàng dự báo sẽ tương đối dồi dào nhưng phụ thuộc rất nhiều vào biến động kinh tế vĩ mô của các nước”, ông Lê Tiến Trường nhận định.

Một điểm quan trọng nữa có thể thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong những tháng còn lại của năm là các hãng thời trang lớn có mức giảm tồn kho rất tích cực trong quý II/2024; đặc biệt, Nike giảm tới 11%, Levi’s giảm 7%. Kết quả kinh doanh và lợi nhuận của các hãng thời trang được cải thiện ở mức khá bền vững.

Hai hãng thời trang có mức tăng trưởng lợi nhuận nổi bật nhất là H&M với khoảng 49%, Uniqlo khoảng 36%. Lợi nhuận của các hãng thời trang tăng lên cũng hy vọng việc cải thiện giá đặt hàng của các nhà sản xuất, trong đó có nhà sản xuất của Việt Nam. Thực tế 7 tháng qua, tuy đơn hàng dồi dào, tổ chức sản xuất tốt hơn, nhưng giá của từng đơn hàng chưa cải thiện, thậm chí có những mã hàng còn thấp hơn cả năm 2023.

Trên nền tảng đủ hàng, phần lớn doanh nghiệp dệt may có hiệu quả tích cực hơn so với năm 2023. Ở góc độ quản lý, có đơn hàng được coi như đảm bảo một điều kiện cần để doanh nghiệp duy trì hoạt động, giữ khách hàng, thị phần, thị trường cùng với lao động, đón cơ hội phát triển trở lại.

Với quy mô xuất khẩu đứng thứ ba trên thế giới, sử dụng hơn 2 triệu lao động, kim ngạch xuất khẩu hàng tháng phải đạt từ 3,5 đến 4 tỷ USD, rõ ràng những ảnh hưởng của thị trường, kinh tế thế giới đến ngành xuất khẩu dệt may Việt Nam rất lớn. Trong bối cảnh thị trường biến động khó lường và nhanh chóng, sự tỉnh táo, không chủ quan và có chiến lược ứng phó với từng tình huống cũng là lưu ý được các chuyên gia đưa ra với doanh nghiệp dệt may trong nước để tránh rủi ro.

 

Tin tức khác

Tin tức mới
9 loại vải thân thiện với môi trường

9 loại vải thân thiện với môi trường

Trong bối cảnh phong trào sống xanh ngày càng mở rộng, chất liệu quần áo thân thiện môi trường đã ngày càng trở nên quen thuộc với cả công chúng và giới thời trang. Sự phát triển tích cực này biểu thị rằng xã hội đang có trách nhiệm lớn hơn đối với những hành động của mình đối với Mẹ Thiên nhiên. Mọi thay đổi tích cực trong mọi hoạt động sống sẽ giúp Trái đất giảm bớt ô nhiễm. Bạn đã sẵn sàng lựa chọn loại vải bền vững cho thiết kế của mình chưa? Nếu bạn thấy mình vẫn chưa quyết định hoặc thiếu thông tin đầy đủ để đưa ra quyết định, hãy đọc bài viết này từ Xuongdetbo.com nhé
Đọc thêm
FOB là gì? Những điều cần biết về FOB trong xuất nhập khẩu nói chung và may mặc nói riêng

FOB là gì? Những điều cần biết về FOB trong xuất nhập khẩu nói chung và may mặc nói riêng

Hiện nay, việc mua bán, trao đổi hàng hóa giữa các nước diễn ra rất phổ biến. Trên thế giới đã có những bộ luật hay chính sách, áp dụng cho việc mua bán này, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cả người xuất nhập khẩu và những cán bộ giám sát. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu 1 cách đầy đủ về những điều khoản này và cách thức sử dụng chúng cho đúng và hiệu quả.
Đọc thêm
Các tiêu chuẩn ngành dệt may trong nước và quốc tế

Các tiêu chuẩn ngành dệt may trong nước và quốc tế

Ngành dệt may Việt Nam nói riêng và các quốc gia sản xuất, xuất khẩu dệt may nói chung cần tuân thủ một số tiêu chuẩn. Đây cũng chính là cơ sở để đánh giá chất lượng các sản phẩm. Nếu doanh nghiệp đáp ứng tốt các tiêu chuẩn ngành dệt may sẽ hỗ trợ lớn trong việc gia tăng độ uy tín. Không những vậy, đây còn là lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Đọc thêm
Quy định Ghi nhãn dệt may Mỹ, Anh, Canada và Đức.

Quy định Ghi nhãn dệt may Mỹ, Anh, Canada và Đức.

Ghi nhãn chính xác là một trong những yêu cầu pháp lý cơ bản để tiếp thị các sản phẩm dệt may. Các quy định ghi nhãn dệt may khác nhau tùy theo luật pháp quốc gia, nguồn gốc, chất, khách hàng, tiêu chuẩn và người dùng. Vậy nhãn mác quần áo có thực sự cần thiết và mỗi quốc gia có yêu cầu gì về nó không? Hãy cùng Xuongdetbo.com tìm câu trả lời qua bài viết này nhé!
Đọc thêm
Hướng dẫn chọn chất liệu may đồng phục.

Hướng dẫn chọn chất liệu may đồng phục.

Chất liệu vải may đồng phục đang là một vấn đề được mọi người tìm hiểu ngày càng một kĩ lưỡng hơn. Một sản phẩm được tạo ra với sự chuẩn bị chu đáo nhất, bao giờ cũng nhận được sự tin tưởng và sự hài lòng từ phía người tiêu dùng. Vì thế hôm nay Xuongdetbo.com sẽ hướng dẫn chọn chất liệu vải may đồng phục, hy vọng mọi người có thể tham khảo qua những thông tin dưới đây.
Đọc thêm
Ứng phó với quy định mới tại EU: Doanh nghiệp dệt may lưu ý gì?

Ứng phó với quy định mới tại EU: Doanh nghiệp dệt may lưu ý gì?

EU là thị trường xuất khẩu truyền thống, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành. Tuy nhiên, ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam - lo lắng, tăng trưởng xanh, bền vững đang được EU đẩy mạnh thực hiện thông qua triển khai các đạo luật, như: Đạo luật tra soát chuỗi cung ứng của Đức, chỉ thị tra soát chuỗi cung ứng của EU... là thách thức lớn với doanh nghiệp dệt may trong nước. “Đáng lo, doanh nghiệp đang rất thiếu thông tin về cách thức triển khai các đạo luật này”, ông Cẩm cho hay.
Đọc thêm
Ấn tượng áo dài Việt Nam tại triển lãm dệt may ASEAN

Ấn tượng áo dài Việt Nam tại triển lãm dệt may ASEAN

Đại sứ quán các nước ASEAN và Timor Leste đã phối hợp với Đại học Công nghệ Brunei (UTB) và Mạng lưới thanh niên ASEAN Brunei (AYAN Brunei) tổ chức Triển lãm Dệt may ASEAN.
Đọc thêm
Xáo trộn ở Bangladesh và phản ứng của dệt may Việt Nam ra sao?

Xáo trộn ở Bangladesh và phản ứng của dệt may Việt Nam ra sao?

Nhiều chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp dệt may Việt Nam khó tăng đơn hàng từ việc Bangladesh gặp khó. Lý do là Bangladesh phần lớn gia công cho các nhãn hàng ở phân khúc trung bình – thấp, cạnh tranh bằng chi phí lao động giá rẻ còn Việt Nam đang phát triển ở phân khúc cao hơn. Dẫu vậy bối cảnh này cũng là cơ hội cho dệt may Việt Nam khẳng định vị thế thu hút vốn đầu tư trong thời gian tới.
Đọc thêm
Đơn hàng dệt may từ nay đến cuối năm sẽ tăng

Đơn hàng dệt may từ nay đến cuối năm sẽ tăng

Bất ổn chính trị ở Bangladesh khiến khách hàng cân nhắc chuyển đơn đặt hàng dệt may sang các quốc gia khác; trong đó, có Việt Nam. Tuy nhiên, theo Viatas đơn hàng có về Việt Nam nhưng không nhiều.
Đọc thêm
Dệt may Việt Nam có bao nhiêu thị trường xuất khẩu tỷ USD?

Dệt may Việt Nam có bao nhiêu thị trường xuất khẩu tỷ USD?

Với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, dự kiến, đến cuối năm 2024, dệt may Việt Nam có 7 thị trường đạt kim ngạch xuất khẩu tỷ USD.
Đọc thêm
Cần có những giải pháp đột phá để nâng cấp chuỗi giá trị ngành dệt may – da giày

Cần có những giải pháp đột phá để nâng cấp chuỗi giá trị ngành dệt may – da giày

Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 ban hành theo Quyết định số 879/QĐ-TTg ngày 9/6/2014 đã xác định dệt may – da giày là hai trong số 7 ngành công nghiệp ưu tiên của Việt Nam.
Đọc thêm
Zalo
1
Bạn cần hỗ trợ?
backtop