Xuất khẩu các mặt hàng chủ lực bận rộn dịp cuối năm, tự tin nhắm đích 300 tỷ USD?

Xuất khẩu các mặt hàng chủ lực bận rộn dịp cuối năm, tự tin nhắm đích 300 tỷ USD?

XƯỞNG DỆT BO TRƯƠNG GIA - Bo polo, bo áo khoác PE, POLY, TC, COTTON 100%

XƯỞNG DỆT BO TRƯƠNG GIA - Bo polo, bo áo khoác PE, POLY, TC, COTTON 100%

XƯỞNG DỆT BO TRƯƠNG GIA - Bo polo, bo áo khoác PE, POLY, TC, COTTON 100%
XƯỞNG DỆT BO TRƯƠNG GIA - Bo polo, bo áo khoác PE, POLY, TC, COTTON 100%
Menu
5 Phương châm hoạt động
Xuất khẩu các mặt hàng chủ lực bận rộn dịp cuối năm, tự tin nhắm đích 300 tỷ USD?

Trong tổng số 45 mặt hàng xuất khẩu chính, tính chung 9 tháng năm 2024 có đến 38/45 (đạt 84,4%) nhóm hàng tăng so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực tăng mạnh, như: Điện tử máy tính và linh kiện tăng 27,4%; Điện thoại các loại và linh kiện 7,2%...

Bà Đinh Thị Thúy Phương, Vụ trưởng vụ Thống kê Thương mại và dịch vụ, Tổng cục Thống kê cho biết, 9 tháng năm 2024, cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu đạt 20,8 tỷ USD. Đây là con số tích cực, là điểm sáng của nền kinh tế để tự tin đạt 300 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước.

"Một trong những điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam, 9 tháng năm 2024 là kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt kết quả tích cực. Tính chung 9 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu ước đạt 578,5 tỷ USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm 2023", bà Phương cho hay.

38/45 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng trên 84%

Tính chung 9 tháng năm 2024, cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu đạt 20,8 tỷ USD, đây là mức xuất siêu khá tích cực trong giai đoạn (2020-2024).

Trong tổng số 45 mặt hàng xuất khẩu chính, tính chung 9 tháng năm 2024 có đến 38/45 (đạt 84,4%) nhóm hàng tăng so với cùng kỳ năm 2023 và chiếm đến 92,9% tổng trị giá mặt hàng xuất khẩu. Trong đó, một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước, như: Điện tử máy tính và linh kiện tăng 27,4%; Điện thoại các loại và linh kiện 7,2%; Máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng 22,1%. Một số mặt hàng xuất khẩu nông lâm sản có lợi thế của Việt Nam tăng so với cùng kỳ năm 2023, như: Cà phê tăng 37,8%; Thủy sản 9,5%; Rau quả tăng 33,9%; gạo tăng 23%,...

Xét theo thị trường, trị giá hàng xuất khẩu tăng trưởng khá mạnh so với cùng kỳ năm trước, ở hầu hết các thị trường chủ lực của Việt Nam, như: Trung Quốc tăng 1,0%; Hoa Kỳ tăng 24,7%; Thị trường EU tăng 17%.

Ở lĩnh vực nông sản, sau nhiều năm vắng bóng, nhờ sự thuận lợi từ nhu cầu thị trường với giá hồ tiêu tăng cao cũng đã giúp nhóm hàng này quay trở lại "câu lạc bộ" tỷ đô. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, chỉ trong 9 tháng xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam mang về hơn 1 tỷ USD với giá trị xuất khẩu tăng 47%.

Ông Phan Minh Thông - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Phúc Sinh cho biết: "Việt Nam là nơi cung cấp thực phẩm cũng như gia vị lớn trên toàn thế giới. Chúng ta có mỏ vàng lớn và tôi nghĩ giá còn biến động trong 5 năm tới".

Cứ đều đặn mỗi tháng, công ty Vina T&T xuất khẩu 160 container trái dừa và 45 container trái bưởi sang các thị trường như Mỹ, EU, Nhật Bản… Dù vậy, đại diện doanh nghiệp cho biết, 3 tháng tới đây, công việc sẽ còn bận rộn hơn, khi các nước trên thế giới bước vào mùa lễ hội, chào đón năm mới… kéo theo nhu cầu trái cây cũng tăng theo, dự báo có thể lên tới 35%.

Ông Nguyễn Đình Tùng - Tổng Giám đốc Công ty Vina T&T cho biết: "3 tháng cuối năm, chúng ta đón nhận thông tin rất tốt là trái dừa kịp thời gian vào thị trường Trung Quốc sau khi doanh nghiệp chúng tôi đáp ứng nhu cầu và đã cấp mã số vùng trồng, cũng như mã số nhà máy đóng gói trái dừa. Tôi nghĩ trái dừa là sẽ giúp cho tăng trưởng của doanh nghiệp chúng tôi tăng lên vượt bậc trong 3 tháng cuối năm".

Rau quả là nhóm hàng có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất 34%. Chỉ cần 9 tháng, rau quả Việt Nam đã đạt mức xuất khẩu của cả năm ngoái - khoảng 5,6 tỷ USD.

"Tôi chắc chắn kim ngạch rau quả của Việt Nam năm nay sẽ cán mốc 7 tỷ USD", ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam nhận định.

Ở nhóm hàng dệt may, tuy đối mặt với nhiều thách thức, nhưng nhóm ngành vẫn giữ được phong độ khi mang về hơn 32,4 tỷ USD với mức tăng 9% trong 9 tháng qua.

Bên cạnh thị trường xuất khẩu truyền thống là châu Âu, công ty dệt may Viking đang nỗ lực kết nối mở rộng thị trường sang Nhật Bản và Mỹ… Cụ thể là đáp ứng nhu cầu khách hàng về những sản phẩm như: đồ bảo hộ, phòng cháy chữa cháy… Nhờ vậy, số lượng đơn hàng của doanh nghiệp đã tăng từ 20 - 25% so với năm ngoái.

"Nhằm đáp ứng nhu cầu tăng đơn hàng, khách hàng hiện tại thì thứ nhất chúng tôi chuẩn hoá quy trình làm việc, gia tăng thêm máy móc. Thứ hai là tuyển dụng và sử dụng thêm lao động ngắn hạn và cận bên để nâng lên năng lực sản xuất của nhà máy", bà Lê Nguyễn Trang Nhã - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Viking Việt Nam cho hay.

Ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết: "Thời gian còn lại chúng tôi đặt ra mỗi một tháng xuất khẩu khoảng 4 tỷ USD, như vậy tổng kim ngạch năm nay chúng tôi dự kiến là xuất khẩu khoảng 44 tỷ USD thì mục tiêu này sẽ đạt được".

Trong lĩnh vực da giày, bà Phan Thị Thanh Xuân - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam – thông tin, với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, dự kiến ngành da giày – túi xách đạt 26 - 27 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu năm 2024.

Hàng loạt "điểm sáng" xuất khẩu cuối năm

Theo nhận định từ Khối phân tích của VNDirect, với dữ liệu PMI tích cực và số lượng đơn đặt hàng sản xuất mới trong vài tháng qua, đơn vị này dự báo xuất khẩu trong những tháng cuối năm nay có thể tăng khoảng 15%.

Được biết, Việt Nam đã có gần 50 nhóm hàng đạt kim ngạch xuất khẩu tỷ đô. Bên cạnh nỗ lực của doanh nghiệp trong nước và các hoạt động xúc tiến thương mại, xuất khẩu của Việt Nam còn được sự hỗ trợ từ các yếu tố khách quan, từ những thay đổi có tính thuận lợi của các thị trường lớn trên thế giới.

Ông Đinh Quanh Hinh - Trưởng bộ phận vĩ mô và chiến lược thị trường, Công ty cổ phần chứng khoán VN Direct nhận định: “Chúng tôi duy trì đánh giá tích cực đối với triển vọng xuất khẩu của Việt Nam từ nay tới cuối năm”.

Theo vị chuyên gia này, những mặt hàng khác như linh kiện điện tử, máy vi tính, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải vẫn duy trì xu hướng tăng trưởng cao trong những tháng cuối năm. Bởi vì bức tranh kinh tế vĩ mô toàn cầu đang cải thiện và môi trường đầu tư toàn cầu cũng từng bước cải thiện nhờ một loạt các chính sách nới lỏng chính sách tiền tệ gần đây của các ngân hàng trung ương lớn.

Trưởng bộ phận vĩ mô và chiến lược thị trường, Công ty cổ phần chứng khoán VN Direct đã phân tích, thứ nhất, việc Mỹ áp đặt thuế nhập khẩu lên hàng hóa Trung Quốc đang thúc đẩy hoạt động xuất khẩu từ các nước ASEAN, bao gồm cả Việt Nam. Số liệu cho thấy thị trường Mỹ dẫn đầu về tăng trưởng xuất khẩu trong 8 tháng đầu năm nay với mức tăng tới 26% so với cùng kỳ. Thứ hai, dòng vốn đầu tư từ Singapore, Hồng Kông (Trung Quốc) và Trung Quốc cũng tăng trưởng tích cực, cho thấy xu hướng dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam đang được thúc đẩy.

Thứ ba, chu kỳ nới lỏng tiền tệ trên toàn cầu, được dẫn dắt bởi các ngân hàng thương mại lớn tại Mỹ, châu Âu và Trung Quốc sẽ thúc đẩy tiêu dùng tại các thị trường này, từ đó gia tăng nhu cầu đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Bên cạnh đó, lạm phát hạ nhiệt tại nhiều nơi trên thế giới cũng đóng góp vào sự cải thiện của tiêu dùng. Thứ tư, các số liệu vĩ mô trong những tháng gần đây về IIP, PMI, đơn hàng xuất khẩu, FDI giải ngân,… cũng hé lộ về bức tranh xuất khẩu khả quan trong những tháng cuối năm 2024.

Kỳ vọng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong năm nay có thể tăng trưởng khoảng 15% so với cùng kỳ, ông Đinh Quang Hinh dự báo, một số nhóm mặt hàng sẽ bứt phá trong xuất khẩu, bao gồm nông sản, thủy sản, dệt may, da giày do đơn hàng dịch chuyển về Việt Nam và mức nền thấp của cùng kỳ 2023. Bên cạnh đó, những mặt hàng khác như linh kiện điện tử, máy vi tính, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải sẽ duy trì xu hướng tăng trưởng khả quan trong quý IV năm nay nhờ sự cải thiện của bức tranh kinh tế và môi trường đầu tư toàn cầu sau một loạt động thái nới lỏng chính sách tiền tệ gần đây.

Đại diện VN Direct cũng nhận định, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong những tháng cuối năm nay. Nhất là khi các cảng bờ Đông và vùng Vịnh (Hoa Kỳ) sẽ hoạt động trở lại từ hôm 4/10. Điều này đã giảm phần nào lo lắng của doanh nghiệp xuất khẩu về hoạt động vận tải.

Mặc dù vậy, theo các chuyên gia vẫn còn những thách thức khó đoán định ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp từ nay đến cuối năm.

Theo đó, cạnh tranh địa chính trị giữa các nước lớn có thể gây ra những đứt gãy trong chuỗi giá trị toàn cầu, từ đó có những tác động cả về mặt tiêu cực tới hoạt động sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam. Ngoài ra, vấn đề giá cước vận tải biển có khả năng tăng nhiệt trở lại cũng sẽ tác động không nhỏ đến hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp.

 

Tin tức khác

Tin tức mới
9 loại vải thân thiện với môi trường

9 loại vải thân thiện với môi trường

Trong bối cảnh phong trào sống xanh ngày càng mở rộng, chất liệu quần áo thân thiện môi trường đã ngày càng trở nên quen thuộc với cả công chúng và giới thời trang. Sự phát triển tích cực này biểu thị rằng xã hội đang có trách nhiệm lớn hơn đối với những hành động của mình đối với Mẹ Thiên nhiên. Mọi thay đổi tích cực trong mọi hoạt động sống sẽ giúp Trái đất giảm bớt ô nhiễm. Bạn đã sẵn sàng lựa chọn loại vải bền vững cho thiết kế của mình chưa? Nếu bạn thấy mình vẫn chưa quyết định hoặc thiếu thông tin đầy đủ để đưa ra quyết định, hãy đọc bài viết này từ Xuongdetbo.com nhé
Đọc thêm
FOB là gì? Những điều cần biết về FOB trong xuất nhập khẩu nói chung và may mặc nói riêng

FOB là gì? Những điều cần biết về FOB trong xuất nhập khẩu nói chung và may mặc nói riêng

Hiện nay, việc mua bán, trao đổi hàng hóa giữa các nước diễn ra rất phổ biến. Trên thế giới đã có những bộ luật hay chính sách, áp dụng cho việc mua bán này, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cả người xuất nhập khẩu và những cán bộ giám sát. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu 1 cách đầy đủ về những điều khoản này và cách thức sử dụng chúng cho đúng và hiệu quả.
Đọc thêm
Các tiêu chuẩn ngành dệt may trong nước và quốc tế

Các tiêu chuẩn ngành dệt may trong nước và quốc tế

Ngành dệt may Việt Nam nói riêng và các quốc gia sản xuất, xuất khẩu dệt may nói chung cần tuân thủ một số tiêu chuẩn. Đây cũng chính là cơ sở để đánh giá chất lượng các sản phẩm. Nếu doanh nghiệp đáp ứng tốt các tiêu chuẩn ngành dệt may sẽ hỗ trợ lớn trong việc gia tăng độ uy tín. Không những vậy, đây còn là lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Đọc thêm
Quy định Ghi nhãn dệt may Mỹ, Anh, Canada và Đức.

Quy định Ghi nhãn dệt may Mỹ, Anh, Canada và Đức.

Ghi nhãn chính xác là một trong những yêu cầu pháp lý cơ bản để tiếp thị các sản phẩm dệt may. Các quy định ghi nhãn dệt may khác nhau tùy theo luật pháp quốc gia, nguồn gốc, chất, khách hàng, tiêu chuẩn và người dùng. Vậy nhãn mác quần áo có thực sự cần thiết và mỗi quốc gia có yêu cầu gì về nó không? Hãy cùng Xuongdetbo.com tìm câu trả lời qua bài viết này nhé!
Đọc thêm
Hướng dẫn chọn chất liệu may đồng phục.

Hướng dẫn chọn chất liệu may đồng phục.

Chất liệu vải may đồng phục đang là một vấn đề được mọi người tìm hiểu ngày càng một kĩ lưỡng hơn. Một sản phẩm được tạo ra với sự chuẩn bị chu đáo nhất, bao giờ cũng nhận được sự tin tưởng và sự hài lòng từ phía người tiêu dùng. Vì thế hôm nay Xuongdetbo.com sẽ hướng dẫn chọn chất liệu vải may đồng phục, hy vọng mọi người có thể tham khảo qua những thông tin dưới đây.
Đọc thêm
Ứng phó với quy định mới tại EU: Doanh nghiệp dệt may lưu ý gì?

Ứng phó với quy định mới tại EU: Doanh nghiệp dệt may lưu ý gì?

EU là thị trường xuất khẩu truyền thống, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành. Tuy nhiên, ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam - lo lắng, tăng trưởng xanh, bền vững đang được EU đẩy mạnh thực hiện thông qua triển khai các đạo luật, như: Đạo luật tra soát chuỗi cung ứng của Đức, chỉ thị tra soát chuỗi cung ứng của EU... là thách thức lớn với doanh nghiệp dệt may trong nước. “Đáng lo, doanh nghiệp đang rất thiếu thông tin về cách thức triển khai các đạo luật này”, ông Cẩm cho hay.
Đọc thêm
Ấn tượng áo dài Việt Nam tại triển lãm dệt may ASEAN

Ấn tượng áo dài Việt Nam tại triển lãm dệt may ASEAN

Đại sứ quán các nước ASEAN và Timor Leste đã phối hợp với Đại học Công nghệ Brunei (UTB) và Mạng lưới thanh niên ASEAN Brunei (AYAN Brunei) tổ chức Triển lãm Dệt may ASEAN.
Đọc thêm
Xáo trộn ở Bangladesh và phản ứng của dệt may Việt Nam ra sao?

Xáo trộn ở Bangladesh và phản ứng của dệt may Việt Nam ra sao?

Nhiều chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp dệt may Việt Nam khó tăng đơn hàng từ việc Bangladesh gặp khó. Lý do là Bangladesh phần lớn gia công cho các nhãn hàng ở phân khúc trung bình – thấp, cạnh tranh bằng chi phí lao động giá rẻ còn Việt Nam đang phát triển ở phân khúc cao hơn. Dẫu vậy bối cảnh này cũng là cơ hội cho dệt may Việt Nam khẳng định vị thế thu hút vốn đầu tư trong thời gian tới.
Đọc thêm
Đơn hàng dệt may từ nay đến cuối năm sẽ tăng

Đơn hàng dệt may từ nay đến cuối năm sẽ tăng

Bất ổn chính trị ở Bangladesh khiến khách hàng cân nhắc chuyển đơn đặt hàng dệt may sang các quốc gia khác; trong đó, có Việt Nam. Tuy nhiên, theo Viatas đơn hàng có về Việt Nam nhưng không nhiều.
Đọc thêm
Dệt may Việt Nam có bao nhiêu thị trường xuất khẩu tỷ USD?

Dệt may Việt Nam có bao nhiêu thị trường xuất khẩu tỷ USD?

Với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, dự kiến, đến cuối năm 2024, dệt may Việt Nam có 7 thị trường đạt kim ngạch xuất khẩu tỷ USD.
Đọc thêm
Cần có những giải pháp đột phá để nâng cấp chuỗi giá trị ngành dệt may – da giày

Cần có những giải pháp đột phá để nâng cấp chuỗi giá trị ngành dệt may – da giày

Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 ban hành theo Quyết định số 879/QĐ-TTg ngày 9/6/2014 đã xác định dệt may – da giày là hai trong số 7 ngành công nghiệp ưu tiên của Việt Nam.
Đọc thêm
Lần đầu Việt Nam sản xuất vải từ lá dứa quy mô lớn, 1 triệu tấn lá cho ra 18 tấn tơ, nông dân hưởng lợi

Lần đầu Việt Nam sản xuất vải từ lá dứa quy mô lớn, 1 triệu tấn lá cho ra 18 tấn tơ, nông dân hưởng lợi

Đây là thành tựu đặc biệt không chỉ với ngành dệt may mà còn mang lại sự phát triển của ngành nông sản Việt Nam, từ đó nâng cao thu nhập cho nông dân.
Đọc thêm
Đơn hàng nhiều, giá thấp liệu ngành dệt may có dễ dàng về đích?

Đơn hàng nhiều, giá thấp liệu ngành dệt may có dễ dàng về đích?

Với hàng loạt đơn hàng chờ, ngành dệt may đang có nhiều cơ hội đạt mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD trong năm nay. Song, trên thực tế chỉ còn hơn một quý nữa là kết thúc năm 2024, liệu rằng kế hoạch của ngành dệt may có đạt như kỳ vọng?
Đọc thêm
Tiếp cận thị trường dệt may EU trong bối cảnh mới

Tiếp cận thị trường dệt may EU trong bối cảnh mới

EU là thị trường lớn và hấp dẫn cho ngành dệt may với kim ngạch nhập khẩu từ các nước thứ ba năm 2023 là 115 tỷ Euro, trong đó, Việt Nam mới chỉ đạt 4,5 tỷ Euro. Do vậy, dư địa cho hàng Việt Nam mở rộng thị phần còn rất lớn. Vấn đề là doanh nghiệp Việt cần cập nhật và tuân thủ nhiều quy định của EU để giữ vững và phát triển thị trường lớn này.
Đọc thêm
HanoiTex & HanoiFabric 2024: mở ra nhiều cơ hội hợp tác kinh doanh cả trong và ngoài nước đến với các doanh nghiệp

HanoiTex & HanoiFabric 2024: mở ra nhiều cơ hội hợp tác kinh doanh cả trong và ngoài nước đến với các doanh nghiệp

Từ 23-25/10/2024, Triển lãm quốc tế Ngành công nghiệp Dệt & May - Thiết Bị, Nguyên phụ liệu & Vải 2024 (HanoiTex&HanoiFabric 2024) sẽ diễn ra tại Trung tâm triển lãm quốc tế I.C.E Hà Nội, 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Đọc thêm
Xuất khẩu các mặt hàng chủ lực bận rộn dịp cuối năm, tự tin nhắm đích 300 tỷ USD?

Xuất khẩu các mặt hàng chủ lực bận rộn dịp cuối năm, tự tin nhắm đích 300 tỷ USD?

Trong tổng số 45 mặt hàng xuất khẩu chính, tính chung 9 tháng năm 2024 có đến 38/45 (đạt 84,4%) nhóm hàng tăng so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực tăng mạnh, như: Điện tử máy tính và linh kiện tăng 27,4%; Điện thoại các loại và linh kiện 7,2%...
Đọc thêm
Ngành dệt may đối mặt Thỏa thuận Xanh châu Âu

Ngành dệt may đối mặt Thỏa thuận Xanh châu Âu

Mặc dù các chính sách xanh của EU đang đặt ra những thách thức lớn cho xuất khẩu dệt may Việt Nam, nhưng trong dài hạn, việc chủ động chuyển đổi xanh một cách đồng bộ và toàn diện có thể mang lại những cơ hội cho doanh nghiệp...
Đọc thêm
Doanh nghiệp may mặc xuất khẩu tăng tốc những tháng cuối năm

Doanh nghiệp may mặc xuất khẩu tăng tốc những tháng cuối năm

Việc đơn hàng từ các nước tăng mạnh trong những tháng cuối năm, đang tạo động lực giúp các doanh nghiệp may mặc xuất khẩu trên địa bàn huyện Nông Cống tăng tốc trên “đường đua” xuất khẩu.
Đọc thêm
Zalo
1
Bạn cần hỗ trợ?
backtop